Một số món ăn không hề có vị mặn nhưng không có nghĩa là chúng không chứa muối bên trong. Có một số cách đơn giản giúp bạn giảm bớt lượng muối trong bữa ăn hàng ngày, hãy kiên trì áp dụng từng ngày, từng tuần và bạn sẽ nhận thấy hiệu quả.
Một món ăn có vị thiên về cay hoặc ngọt để hấp dẫn vị giác của bạn. Một món ăn dậy mùi thơm khiến bạn phần nào “quên” đi việc cần tẩm ướp thêm muối. Hãy thêm những loại gia vị tạo độ chua, cay hoặc ngọt vào các món ăn và làm dậy lên hương vị đặc trưng đó. Bạn sẽ giảm bớt được lượng muối sử dụng mà vẫn đảm bảo món ăn có một mùi vị hấp dẫn và ngon miệng.
Bạn đọc được dòng chữ “giảm lượng muối” trên bao bì một số sản phẩm và cho rằng nó có nghĩa là thực phẩm đó chứa ít muối. Thực tế không hoàn toàn đúng như vậy.
Có thể ban đầu, loại thực phẩm đó được chế biến với 100% lượng muối nay giảm xuống nhưng vẫn còn tới 75%. Đó vẫn là lượng muối lớn và “giảm” ở đây không có nghĩa là thấp hoàn toàn. Thay vào đó, hãy chọn những loại thực phẩm có ghi “lượng muối thấp” để đảm bảo bạn không nạp quá nhiều muối vào cơ thể.
Theo một nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng của trường Đại học Harvard, trung bình 75% lượng muối ở Mỹ được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Các thức ăn chế biến sẵn thường chứa lượng muối cao. Do đó, chỉ cần một tuần bạn tự nấu ăn nhiều hơn một bữa, bạn đã cắt giảm được một lượng muối đáng kể mà cơ thể nạp vào.
Thực phẩm ít chất béo hoặc ít năng lượng thường chứa lượng muối nhiều hơn. Các loại đồ ăn này được chế biến bằng phương pháp đặc biệt, giảm bớt chất béo và calo nhưng đồng thời hương vị của chúng cũng không được giữ trọn vẹn. Do đó, muối thường được thêm vào để tăng sự hấp dẫn về mùi vị.
Chúng ta luôn có xu hướng thích ăn những món ăn có vị đậm đà. Nếu không tự kiềm chế được mong muốn của bạn thân, bạn sẽ tiếp tục sai lầm khi nạp vào cơ thể quá nhiều muối thông qua những món ăn yêu thích hàng ngày. Hãy tự nhủ “ăn quá nhiều muối không hề tốt cho sức khỏe” trước khi bạn bắt đầu chuẩn bị bữa ăn cho mình.