Mùa đông là mùa của cảm cúm, ho, nghẹt và sổ mũi. Đặc biệt khi bạn mang bầu cơ thể bạn sẽ mẫn cảm hơn với các loại bệnh này.
Luôn luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là bàn chân, bàn tay, đầu và cổ, mang dự phòng áo khoác ấm, khăn quàng cổ, uống đủ nước, tăng cường dưỡng chất, bổ sung vitamin, vận động nhẹ nhàng và tránh ra ngoài khi thời tiết quá lạnh… giúp bạn tránh nhiễm lạnh vào mùa đông.
Mùa đông là mùa của cảm cúm, ho, nghẹt và sổ mũi. Đặc biệt khi bạn mang bầu cơ thể bạn sẽ mẫn cảm hơn với các loại bệnh này. Nó không chỉ gây khó chịu cho bạn mà còn đặc biệt nguy hiểm với các bạn đang mang thai trong ba tháng đầu tiên. Do vậy, những lời khuyên sau đây giúp bạn hạn chế bị cảm lạnh trong mùa đông giá rét.
Những thông tin về thời tiết sẽ giúp bạn có kế hoạch chuẩn bị trang phục (quần áo, giày tất…) phù hợp cho ngày hôm sau.
Những trang phục phù hợp sẽ giữ ấm cho bạn. Hiện tại các nhà thiết kế cung cấp đủ mọi trang phục (váy, áo len, áo khoác, quần tất, quần jean … đủ để giữ ấm) đáp ứng nhu cầu làm đẹp của bạn khi mang thai mà giá thành cũng không quá đắt. Tiết kiệm hơn thì bạn có thể tận dụng quần áo bầu cũ (thực ra ai cũng chỉ mang thai 1-2 lần, lại không quá kéo dài nên quần áo váy bầu thường rất mới) hoặc mượn của bạn bè, người thân, mua thanh lý của các mẹ đã qua giai đoạn bầu bí...
Chân, tay, cổ và tai là những bộ phận hay bị nhiễm lạnh nhất, do vậy, bạn cần chú ý mang tất chân, tất tay, quàng khăn và đội mũ để giữ ấm. Bạn cũng nên lưu ý một điều là “thay đổi như thời tiết” nên hãy dự phòng một chiếc áo khoác gió trong túi để phòng khi cần.
Bạn nên giữ nhiệt độ trong phòng khoảng trên 200C, nếu có thể thì dùng điều hòa, máy sưởi, đèn sưởi… Tuyệt đối không sử dụng chăn điện. Cần chú ý dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày mở cửa lưu thông không khí trong phòng. Nếu không có điều hòa hoặc các thiết bị sưởi ấm khác thì bạn nên đóng bớt cửa sổ ở hướng có gió lùa nhé.
Mùa đông bạn cần nhiều năng lượng để giữ ấm cho cơ thể hơn, dễ bị táo bón hơn (do lười vận động hơn). Vì vậy cần tăng cường chế độ dinh dưỡng, ưu tiên chất xơ, hạn chế dầu mỡ là một giải pháp được khuyến khích. Bạn nên ăn khi thức ăn còn nóng, uống nước ấm để giữ thân nhiệt ổn định. Cũng cần chú ý uống vitamin đều đặn theo chỉ định của bác sĩ trong thai kỳ, chúng giúp bạn đáp ứng đủ nhu cầu vitamin, đồng thời tăng sức đề kháng trong mùa đông giá lạnh.
Duy trì uống 6 – 8 ly nước mỗi ngày. Do mùa đông da bạn dễ bị nứt nẻ, khô nên bạn cần uống đủ nước mỗi ngày. Chú ý: do mùa đông lạnh nên rất nhiều bạn lười uống nước. Bạn hãy duy trì lượng nước uống bằng cách mang theo một bình nước giữ nhiệt đầy nước ấm ở bên cạnh và thường xuyên uống nhé.
Bạn có thể rất lười ra ngoài do thời tiết lạnh. Nhưng nếu bạn chịu khó vận động nhẹ nhàng (đi bộ, tập yoga, bơi hoặc làm những việc lặt vặt trong nhà…) thì cơ thể bạn sẽ ấm lên rất nhanh do sự sinh nhiệt của cơ thể, đồng thời giúp máu huyết lưu thông, các khớp linh hoạt và dẻo dai... Chú ý không ra ngoài thể dục vào lúc sáng sớm hoặc tối muộn nhé.
Đây chính là nơi ẩn náu nhiều nguồn bệnh dễ lây nhất mà mắt thường bạn không quan sát được. Do vậy, bạn nên hạn chế đến những nơi tụ họp quá đông người. Bạn có lý do để từ chối và không ai nỡ ép bạn đâu
Nếu có thể bạn hãy nhờ chồng chở đi làm. Nếu không thì thay vào đó bạn có thể đi xe bus, xe taxi… hạn chế tự đi lại bằng xe máy để tránh bị cảm lạnh.
Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với sức khẻo của con người, đặc biệt với bạn khi mang thai. Ngủ đủ giấc khiến bạn sảng khoái, tỉnh táo, và một tâm lý thoải mái cũng giúp bạn thấy khỏe hơn trong giá lạnh của mùa đông.
Trên đây là một vài gợi ý giúp bạn tránh cảm lạnh trong mùa đông lạnh giá. Chúc các bạn một thai kỳ khỏe mạnh và rạng rỡ!